Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp - Nước Mắm Hải Nguyên | DNTN Hải Nguyên

Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp - Nước Mắm Hải Nguyên | DNTN Hải Nguyên

Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp - Nước Mắm Hải Nguyên | DNTN Hải Nguyên

Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp - Nước Mắm Hải Nguyên | DNTN Hải Nguyên

Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp - Nước Mắm Hải Nguyên | DNTN Hải Nguyên
Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp - Nước Mắm Hải Nguyên | DNTN Hải Nguyên
  • nước mắm phú quốc ngon
  • Nước mắn phú quốc chính hiệu
1 nước mắm phú quốc ngon2 Nước mắn phú quốc chính hiệu3 4 5 6 7
slider by WOWSlider.com v8.8
Bí quyết phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp

     Định nghĩa cơ bản nhất của nước mắm công nghiệp là sản phẩm được tạo thành từ sự pha loãng nước mắm truyền thống rồi thêm chất điều vị, tạo màu, bảo quản, tạo sánh,...

     Để phân biệt giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp thường qua những yếu tố: thành phần, độ đạm, mùi hương, màu sắc, vị, giá tiền,...

 

 

Phân biệt qua thành phần

 

     Nước mắm truyền thống hình thành từ quá trình phân giải cá trong muối mặn với thời gian ít nhất 8 tháng trở lên. Trong thành phần chỉ có cá và muối. Một số cơ sở có thể thêm chất điều vị khi phối trộn (chất tạo ngọt, mỳ chính) để giảm độ mặn và cũng ghi rõ trong thành phần.

     Nước mắm công nghiệp được tạo thành từ sự pha loãng nước mắm truyền thống, sau đó trộn thêm hơn chục chất điều vị, tạo màu, chất bảo quản, chất điều chỉnh độ chua, tạo sánh… Như thế, nước mắm công nghiệp có thể tạo ra được trong thời gian một đến hai ngày, giá thành thấp hơn.

     Bằng việc đọc thông tin về thành phần ghi trên nhãn sản phẩm, người tiêu dùng có thể bước đầu phân biệt được đâu là sản phẩm tự nhiên truyền thống và công nghiệp.

 

Phân biệt qua độ đạm

 

     Độ đạm là yếu tố quan trọng giúp chúng ta phân biệt được nước mắm truyền thống và nước mắm chấm công nghiệp, người tiêu dùng cần hiểu rõ thế nào là độ đạm nước mắm, Theo đó có các chỉ tiêu sau:

Độ đạm >30 N g/l: Loại đặc biệt.

Độ đạm >25 N g/l: Loại thượng hạng.

Độ đạm >15 N g/l: Loại hạng 1.

Độ đạm >10 N g/l: Loại hạng 2.

Độ đạm <10 N g/l: không được gọi là nước mắm (nước mắm công nghiệp thường có độ đạm thấp <10 N g/l)

     Quá trình ủ chượp tự nhiên tùy vào mỗi vùng miền mà độ đạm cao nhất của nước mắm truyền thống có thể đạt đến 35 N g/l – 40 N g/l

     Hiện nay có một số sản phẩm nước mắm truyền thống lên đến 50, 60 độ đạm thường áp dụng phương pháp cô đặc chân không để làm tăng độ đạm và tự nhiên lượng muối sẽ giảm đi (nước mắm có độ đạm càng cao, hàm lượng muối càng thấp)

     Nước mắm công nghiệp có lượng đạm thấp hơn nhiều. Hơn nữa, đạm này có thể đến từ các chất pha chế, chứ không nhất thiết pha loãng từ mắm truyền thống.

 

 

Phân biệt qua màu sắc

 

     Nước mắm truyền thống chuẩn thường có màu từ nâu vàng đến nâu cánh gián (hay màu hổ phách), tùy thuộc loại cá dùng ủ chượp và công nghệ chế biến của vùng miền. Khi để lâu có thể bị chuyển màu đen sẫm do hiện tượng ôxy hóa các chất tự nhiên (quá trình này nhanh hay chậm tùy theo thành phần)

     Trong khi đó nước mắm công nghiệp có màu vàng nhạt. Do có chất tạo màu, chất bảo quản nên dù pha chế và để trong thời gian dài cũng không xảy ra hiện tượng thay đổi màu sắc.

Phân biệt qua vị

 

     Nước mắm truyền thống có vị mặn đậm đà và vị ngọt tự nhiên của đạm axit amin. Khi nếm có cảm giác ở đầu lưỡi là mặn, rồi lan tỏa sang ngọt đến tận cuống họng nên được gọi là ngọt có hậu vị.

     Nước mắm công nghiệp có vị ngọt lợ của đường hóa học và điều vị. Vị ngọt đó tan nhanh nơi đầu lưỡi và không có hậu vị.

Copyright © 2019 Hải Nguyên. All rights reserved. Designed by TLT VIỆT NAM
Zalo
0